Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Đánh giá ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR

Đánh giá ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR

 
Ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR với dải tiêu cự rộng từ 24-120mm giúp phục vụ tốt nhu cầu chụp ảnh phong cảnh và chân dung với bokeh đẹp mắt. Lens được trang bị hàng loạt các công nghệ mới của Nikon như motor lấy nét đời mới, thấu kính tráng phủ Nano, thấu kính ED cùng công nghệ chống rung giúp bức ảnh đạt chất lượng cao nhất.

Ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR
Trong khoảng tiêu cự từ 24mm-120mm thì ngoài Nikon AF-S 24-120 f/3.5-5.6 VR vẫn chưa có lens zoom nào thực sự tốt để đáp ứng nhu cầu cao của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Canon vẫn tự hào với ống kính Canon 24-105 L IS và tất nhiên, Nikon sẽ phải nâng cấp ống kính cũ của mình để cạnh tranh với đối thủ. 
Được ra mắt vào năm 2010 với khẩu f/4.0 không thay đổi khi điều chỉnh tiêu cự, ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR đã gây được chú ý với nhiều nhiếp ảnh gia. Vậy hãy xem khả năng của ống kính này trên dòng máy FX của Nikon. 
Ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR
Ống kính sử dụng công nghệ motor lấy nét trong giúp thấu kính đầu tin không hề chuyển động trong quá lấy nét nên có thể hoàn toàn sử dụng các loại kính lọc khác nhau mà không có vấn đề gì. Ngoài ra, motor AF-S cũng giúp việc lấy nét chính xác và êm ái. Lens cũng được trang bị chống rung thế hệ II hỗ trợ chụp dưới điều kiện cho phi 4 bước tốc độ màn chập. Và cũng như nhiều ống kính khác, có 2 chế độ là NormalActive để các bạn lựa chọn tùy hoàn cảnh chụp. 
Độ méo
Tại tiêu cự 24mm, hiện tượng méo hình là khá nặng và có thể dễ dàng nhận thấy. Tại các tiêu cự khác, độ méo của hình có giảm nhưng cũng không thật sự cho kết quả tốt ngay cả khi đẩy tiêu cự ra xa như 85mm hay 120mm. Rất may là các bạn có thể sửa hiện tượng này trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh. 
Độ cong của ống kính tại tiêu cự 24mm
​Độ cong của ống kính tại tiêu cự 50mm
​Độ cong của ống kính tại tiêu cự 120mm
Ảnh chụp tại tiêu cự 24mm, có thể dễ dạng nhận thấy hiện tượng méo hình trên các thân cây thẳng
Khi chụp tại tiêu cự 120mm, độ méo của hình giảm bớt đáng kể
Tối góc
Ngoài trừ tiêu cự 35mm và 50mm thì hiện tượng tối góc trên ảnh là khá dễ dàng nhận ra. Tại tiêu cự 24mm hiện tượng này khá nặng ngay cả khi khép khẩu xuống thấp hơn. Tại tiêu cự 85mm và 120mm phải khép khẩu xuống thấp f/5.6 thì hiện tượng này mới gần như mất hẳn. 
Biểu đồ hiện tượng tối góc trên lens.
Ảnh chụp tại tiêu cự 62mm, f/4, 1/1600s
Viền tím
Thật đáng tiếc khi hiện tượng trên lens khá nặng trên khắp các tiêu cự và khẩu độ. 
Hiện tượng viền tím trên lens
Hiện tượng viền tím dễ dàng gặp khi crop ảnh 
Hiện tượng viền tím dễ dàng gặp khi crop ảnh 
Độ nét
Điểm mạnh của Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR là cho chất lượng ảnh ở vùng trung tâm khá tốt tại tiêu cự 24mm, 35mm và 50mm. Vùng viền và góc ảnh cũng có kết quả tương đối tốt, và cũng như nhiều lens khác, khép khẩu xuống f/5.6 hay f/8.0 sẽ độ nét của ảnh ở vùng viền hay góc cạnh tăng đáng kể. Một điều đáng tiếc tại tiêu cự 120mm, chất lượng ảnh bị giảm hơn hẳn khi so sánh với các tiêu cự còn lại. 
Biểu đồ độ nét của lens trên các tiêu cự và khẩu độ khác nhau.
Ảnh chụp tại tiêu cự 58mm, f/8.0, 1/400s
Độ nét của lens khi crop ảnh 100%
Độ nét của lens không thực xuất sắc nhưng cũng dễ hiểu vì đây là lens zoom với dải tiêu cự dài. 
Bokeh
Bokeh của lens tất nhiên không thể mịn khi chup ở tiêu cự 24mm, đẩy tiêu cự đến 85mm hay 120mm sẽ cho bokeh khá mịn và đẹp. Nhờ 9 lá khẩu, bokeh của ánh đèn, lá cây,… khá tròn và đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lens để chụp chân dung thì không phải là một sự lựa chọn chính xác với bokeh như này. 
Bokeh của lens tại các vùng khác nhau, có thể thấy bokeh của các ánh đèn rất tròn trịa. 
Ảnh chụp tại tiêu cự 86mm, f/5.6, 1/400s
Kết luận
Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR là một ống kính zoom đa dụng khá hấp dẫn với độ nét cao. Tuy nhiên không được như mong đợi với một ống kính cao cấp vùng viền và góc cạnh của ảnh có kết quả kém hơn một chút. Ngoài ra hiện tượng méo hình ở dưới tiêu cự 35mm hay hiện tượng viền tím cũng cho thấy ống kính chưa thực sự đạt chất lượng cao về mặt quang học. 
Với những công nghệ mới nhất được sử dụng trên ống kính như motor lấy nét trong, motor AF-S, thấu kính tráng phủ Nano, thấu kính ED hay công nghệ chống rung thế hệ II thì giá thành cao cũng là một điều dễ hiểu. 
Ảnh chụp tại tiêu cự 68mm, f/6.3, 1/640s
Theo: Photozone
 
Tham khảo giá ống kính Nikon tại đây http://photoking.vn/product/lens_nikon/3/


Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S

Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S

Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S
Một trong những đặc điểm thu hút nhất của các máy ảnh Nikon SLR chính là ngàm ống kính F . Được giới thiệu lần đầu tiên với sự ra đời của Nikon F vào năm 1959 , cho đến ngày nay , Nikon F cùng Pentax K là hai ngàm ống kính duy nhất không bị các hãng sản xuất máy ảnh từ bỏ . Mặc dù vậy , trong quá trình phát triển , ngàm F cùng các ống kính của nó cũng đã được Nikon nâng cấp với các tính năng hiện đại , và không phải ống kính ngàm F nào cũng gắn lên được tất cả các thân máy ngàm F . Bài viết này sẽ trình bày cho bạn về thông tin cũng như là cách nhận biết các đời ống kính lấy nét tay ngàm F
 
Ngàm F nguyên thủy , hay còn gọi là non-AI , NAI hay Pre-AI





Là thế hệ ống kính Nikkor ngàm F đầu tiên , các ống kính non-AI được sản xuất từ năm 1959 cho đến năm 1977 . Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các ống non-AI là chúng chỉ có 1 hàng hiển thị khẩu độ ( so với 2 hàng với các ống AI , AI-S ) cùng với 1 đôi “tai thỏ” không có lỗ . Những ống kính ban đầu có sơn hàng chữ “Nippon Kogaku Japan” và có tiêu cự thể hiện bằng cm . Đến năm 1965 , thể hiện tiêu cự được thay bằng mm và đến năm 1971 thì “Nippon Kogaku Japan” được thay thế bằng “Nikon” . Năm 1974 , một thế hệ ống kính Nikkor có tên là đời K , vẫn là ngàm non-AI , nhưng có ngoại hình thay đổi với vòng lấy nét được bọc vỏ cao su . Lưu ý : nhiều thân máy Nikon đời sau không gắn được ống kính Non-AI . Nếu vẫn cố gắng gắn vào sẽ gây hư hỏng vĩnh viễn cho thân máy .


Ngàm AI và AI modified / AI’d





Ra mắt năm 1977 , ống kính AI ( viết tắt của Aperture Indexing - chỉ số khẩu độ ) được Nikon bổ sung một cái lằn trên vòng khẩu độ để thông báo khẩu độ đang dùng , cùng một cái ngạnh sau đuôi ống kính để thông báo khẩu độ lớn nhất cho bộ phận đo sáng trong thân máy . Ngoài ra, các ống kính AI còn có thêm một hàng hiển thị khẩu độ nhỏ , nằm sát đuôi ống kính , bên cạnh hàng hiển thị khẩu độ lớn thông thường , tổng cộng là 2 hàng hiển thị khẩu độ   Đôi tai thỏ cũng được đục lỗ để lấy ánh sáng vào hàng hiển thị khẩu độ thứ 2 . Một số ống kính non AI được chính hãng Nikon hoặc người dùng thông thường chuyển đổi sang ngàm AI . Những ống kính này được gọi là AI modifiled hay AI’d , khác biệt với ống AI nguyên bản ở chỗ nó không có cái ngạnh báo khẩu độ lớn nhất sau đuôi ống kính .


Ngàm AI-S và AI-P





Ra mắt năm 1981 , ống kính AI-S ( Aperture Indexing - Shutter ) cũng tương tự như các ống AI nhưng được Nikon bổ sung thêm một cái chỗ khuyết ( “móng ngựa” ) sau vành đuôi lens và có khẩu nhỏ nhất được sơn màu cam . Nikon gọi cái chỗ khuyết này là “ dấu hiệu nhận biết loại ống kính “ . Ống kính AI-S chỉ khác ống kính AI ở chỗ là nó có thao tác khép khẩu được tiêu chuẩn hóa , giúp cho tốc độ màn trập nhảy chính xác hơn trong chế độ chụp ưu tiên tốc độ hay chế độ Program . Một điều thú vị là , những ống kính Series E giá rẻ của Nikon ra đời đầu tiên năm 1979 cũng chính là những ống AI-S , chỉ khác chỗ là nó không có đôi tai thỏ . Những ống kính AI-S đời sau này cũng được Nikon loại bỏ luôn đôi tai thỏ . Một số ít ống kính AI-S , bao gồm 45mm 2.8P , 500mm 4.0P và 1200-1700mm 5.6-8.0P , được tích hợp CPU để có thể giao tiếp điện tử với thân máy , được gọi là ống AI-P . Các ống kính Zeiss ZF.2 và Voigtlander SL II cũng là ống kính AI-P . Ngoài ra , tất cả các ống kính Nikon AF ( lấy nét tự động ) đều là ống kính AI-S .


Tổng kết





Nhìn chung , các ống kính AI , AI’d , AI-S , Series E , AF đều có thể gắn và sử dụng bình thường với hầu hết các thân máy Nikon , film cũng như số . Các ống kính Non AI chỉ gắn và sử dụng tốt với các máy ảnh Nikon từ F3 ( 1980 ) trở về trước , với F4 ( 1988 ) và F5 ( 1996 - cần nâng cấp ) là ngoại lệ . Các thân máy Nikon số không có động cơ lấy nét tích hợp trong thân máy như D40/D40x/D60/D3x00/D5x00 có thể gắn được các ống kính Non AI , nhưng sẽ không có đo sáng .

Những ống Non AI và Series E đa số là single-coat ( chỉ có 1 lớp tráng phủ chống phản xạ ) . Một số ống non AI được sản xuất từ đầu những năm 70 , có ghi chữ C ( coat ) trong tên gọi , là multi-coat ( tráng phủ nhiều lớp ) . Các ống AI trở đi đều là Multi-coat . Theo thời gian , các ống kính Nikon đời càng mới có thiết kế vỏ ( build ) càng gọn nhẹ và tiện dụng , nhưng cũng kém bền và cho cảm giác sử dụng chán hơn .

Ký hiệu thông số trên ống kính máy ảnh

Ký hiệu thông số trên ống kính máy ảnh

Ý nghĩa các thông số trên ống kính (lens) máy ảnh

Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Ý nghĩa các thông số trên ống kính (lens) máy ảnh Ý nghĩa các thông số trên ống kính (lens) máy ảnh
Có quá nhiều thông số ghi trên ống kính đôi khi gây khó khăn cho những người mới làm quen với nhiếp ảnh. Để hiểu rõ thiết bị của mình thì bạn phải đọc được các thông số. Ngoài hai thông số chính trên ống kính là tiêu cự và khẩu độ thì mỗi hãng lại có các ký hiệu riêng cho ống kính của mình.

Ống kính Canon

F và EF-S

Ký hiệu EF và EF-S là kí hiệu của các ống kính Canon sử dụng ngàm (hay còn gọi là mount). EOS Electro-Focus được sử dụng từ năm 1987. Các ống kính EF dành cho dòng máy ảnh full-frame (5D, 5D MarkII), trong khi đó ký hiệu EF-S là các ống kính được thiết kế cho các máy ảnh có cảm biến nhỏ (crop 1.6x), chữ S có nghĩa là ống kính có tiêu cự ngắn short back focus. Các ống EF-S có phần đuôi nhô sâu hơn, do đó không thể gắn lên các máy full-frame. Các ống kính EF-S xuất hiện khoảng năm 2003 cùng với máy ảnh 300D và 20D. Nhiều ống kính EF-S - có chất lượng quang học rất tốt nhưng giá lại không cao, phù hợp với người dùng phổ thông.


L
Ký hiệu L thường được hiểu là Luxury - các ống kính cao cấp của Canon. Các ống kính L của Canon chính là niềm mơ ước của hầu hết các nhà nhiếp ảnh. Một ống kính L luôn có hiệu năng quang học tốt nhất ngay cả với các ống có phạm vi zoom rộng nhưEF 24-105mm F4 IS USM. Thiết kế của hầu hết các ống kính L có khả năng chống nước và bụi. Một số ống kính một tiêu cự (50mm f1.4) cho chất lượng ảnh cũng rất tốt nhưng thường bị bụi, trong khi đó các ống kinh zoom không L được Canon tối ưu để có trọng lượng nhẹ, chi phí thấp, nhưng chất lượng quang học không thể so với các ống kính L. Canon EF 24-105mm F4 IS USM

DO 

Viết tắt của Diffractive Optic, là công nghệ, quang sai (chromatic) ứng dụng trên ống kính Canon giúp giảm kích cỡ và trọng lượng ống kính. Tuy vậy, có rất ít ống kính của Canon có được kí hiệu này. Chất lượng quang học của các ống kính này không thể so với các ống kính L nhưng lại có giá tương đương các ống kính L.

IS
Viết tắt của Image Stabilizatio - công nghệ chống rung trên ống kính Canon được ứng dụng từ công nghệ của máy quay phim. Chống rung đặc biệt quan trọng với các ống kính tele có tiêu cự dài trên 100mm. IS cho phép bạn chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn mà không bị rung máy. Chức năng chống rung có thể thay thế bằng ISO cao và khẩu độ lớn, nhưng như vậy thì chất lượng ảnh sẽ giảm đáng kể.

USM

Viết tắt của UltraSonic Moto, công nghệ lấy nét siêu êm và siêu nhanh của Canon. Mọi ống kính của Canon điều có động cơ lấy nét bên trong, trong khi đó các ống kính khác có thể có hay không có động cơ lấy nét, một số ống kính của Nikon lấy nét bên trong thân máy. Các ống kính của Canon có thể tương thích với hầu hết các máy ảnh của hãng, đây là một lợi thế của người dùng Canon.Ống kính Nikon
VR – viết tắt của Vibration Reduction, là chức năng chống rung tương tự như IS của Canon.
ED – (Extra-low Dispersion). Ống kính có thêm thấu kính chống tán xạ đắt hơn các thấu kính thông thường nhằm giảm quang sai viền tím.

Ống kính Nikon

IF – (Internal Focus), chức năng lấy nét bên trong ống kính. Ống kính sẽ không thay đổi chiều dài khi bạn lấy nét.
DX – được thiết kế cho các ống kính có cảm biến nhỏ của Nikon, các ống kính này tương tự như ống kính EF-S của Canon và cũng không thể gắn lên các ống kính full-frame do hình ảnh tập trung không đủ lớn trên cảm biến full-frame.




 


FX – là các ống kính dành cho các máy full-frame của Nikon.
G - là các ống kính mới của Nikon, trên ống kính không có vòng chỉnh khẩu độ, do đó bạn phải chỉnh khẩu độ trên thân máy. Các ống kính G không hoạt động trên các thân máy cũ.
AF-S – có nghĩa là Silentwave Moto, là các ống kính có trang bị động cơ lấy nét siêu nhanh, tương tự như chức năng USM của Canon. Các ống kính AF-S hoạt động nhanh và không ồn.

Ống kính Tamron

VC – viết tắt của Vibration Compensation, ống kính có chức năng chống rung, chức năng cần thiết cho các ống kính zoom tele.

USD – (Ultrasonic Silent Drive), chỉ các ống kính có tốc độ lấy nét nhanh và êm khi làm việc.

 Di – (Digitally Integrated), là các ống kính được thiết kế tối ưu cho máy ảnh kỹ thuật số. Các thấu kính có lớp phủ đặc biệt và có thiết kế quang học đảm bảo độ sắc nét của ảnh trong toàn bộ khung hình. Các ống kính Di của Tamron còn tương thích tốt với các máy ảnh full-frame.

Di II – là bản nâng cấp của Di với các công nghệ mới hơn, giảm tối đa tình trạng tán sắc, tăng sắc nét ở các góc cạnh của ảnh và luôn đảm bảo hình ảnh được tập trung chính xác trên cảm biến.

XR- (Extra Refractive Index Glass), chỉ các ống kính có các thấu kính đặc biệt nhằm hạn chế tối đa khúc xạ ánh sáng, nhờ đó mà giảm được tình trạng quang sai, cải thiện chất lượng hình ảnh thu được.

Macro – chỉ các ống kính có khả năng chụp macro với khoảng cách lấy nét gần hơn so với các ống kính thông thường khác. Ngoài một số ống kính Macro chuyên dụng của Tamron thì có nhiều ống kính cũng có kí hiệu này.

SP – (Super Performance), có nghĩa là các ống kính có hiệu suất tốt của Tamron, trước đây các ống kính đạt một hay nhiều tiêu chuẩn sau của Tamron thì sẽ có chữ SP trên ống kính:
- Ống kính có độ sắc nét và tương phản tốt
- Tán sắc thấp
- Lấy nét trong IF (Internal focusing)
- Siêu macro
- Tiêu cự đặc biệt so với các ống kính khác.
- Khẩu độ lớn so với các ống kính khác.
Ngày nay các ống kính của Tamron khống chế được sự tán sắc khá tốt nên tiêu chuẩn tán sắc thấp không còn được mang kí hiệu SP nữa.

LD  (Low Dispersion) chỉ các ống kính được thiết kế để hạn chế sự tán sắc.

XLD – (Extra Low Dispersion), chỉ các ống kính có thấu kính được làm từ thủy tinh cao cấp nên ít bị tán sắc hơn so với các thấu kính LD. XDL tăng độ sắc nét giảm quang sai hiệu quả ở bất kỳ tiêu cự nào trong các ống kính zoom

ASL– (Aspherical), là ống kính có một hay nhiều lớp thấu kính đặc biệt, nhằm tập trung lấy nét chính xác trên cảm biến, ASL cho phép các ống zoom tele của hãng có chất lượng hình ảnh tốt hơn.IF – (Internal focusing), các ống kính lấy nét trong bằng cách thay đổi các thấu kính, không làm thay đổi chiều dài của ống kính

AD – (Anomalous Dispersion), ống kính có khả năng chống các trường hợp tán sắc bất thường, chức năng tương tự như LDnhưng chỉ hữu dụng khi ống kính bị tán sắc trong các trường hợp đặc biệt.

ZL – (Zoom Lock), chức năng khóa cố định zoom của ống kính

A/M - ống kính có thể chuyển chế độ lấy nét tay và tự động.

FEC – (Filter Effect Control) chức năng kiểm soát và tăng cường cho các kính lọc gắn trên ống kính. Được thiết kế để xoay bộ lọc và vị trí mong muốn ngay cả khi bạn gắn hood lên ống kính.
Ống kính Sigma

ASP - (Aspherical), là các ống kính có thấu kính được thiết kế đặc biệt, nhằm tăng chất lượng ống kính nhưng lại có thể giảm bớt nhiều thấu kính khác

APO – (Apochromatic), gồm các thấu kính có cấu tạo phức tạp nhằm đạt được chất lượng hình ảnh cao nhất, các ống kính APOcủa Sigma được thiết kế nhằm cải thiện hiệu suất, giảm trọng lượng và kích thước của ống kính.


OS – (Optical Stabilizer) chức năng chống rung quang học

HSM – (Hyper-Sonic Motor), là ống kính có các mô-tơ điều khiển bằng sóng siêu âm cho phép lấy nét nhanh chóng và không ồn

RF – (Rear Focus), ống kính được trang bị hệ thống lấy nét phía sau ống kính, nhằm lấy nét nhanh nhưng yên tĩnh.

IF- Lấy nét trong, ống kính không thay đổi độ dài khi lấy nét

EX – các ống kính có thiết kế bên ngoài chắc chắn với chất lượng quang học tốt.

DG – là các ống kính được thiết kế đặc biệt cho các máy ảnh số với góc rộng, khẩu độ lớn, phù hợp cho cả máy ảnh số có cảm biến nhỏ và máy ảnh full-frame

DC - cũng là ống kính được thiết kế cho các máy ảnh có cảm biến nhỏ, không sử dụng được trên máy ảnh full-frame.

 

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Kỹ thuật chụp ảnh đám cưới!

  1. Kỹ thuật chụp ảnh đám cưới! 

    Bác chụp trong ngày đám cưới hay chụp để rửa in album. Với trình độ của em thì chưa dám tư vấn cho bác về vụ chụp để rửa in album khổ to nên em chỉ tư vấn về vụ chụp trong ngày đám cưới thôi ạ.
    Em rất có duyên được gạ đi chụp đám cưới, đám hỏi nên có tý kinh nghiệm còi, mong chia sẻ được với bác.
    Đồ chơi:
    + Flash là không thể thiếu. Vì nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau trong một buổi tiệc, có flash bác kiểm soát dễ dàng hơn. Bên cạnh đó chụp đám cưới bác phải xác định tiêu chí Rõ mặt ăn tiền là khẩu hiệu, bác sẽ có rất ít thời gian cho phiêu, cho sáng tác, cho săn tìm con art. Thường thì em nghiệm thấy là gia đình thường thích những bộ ảnh rõ, đầy đủ mặt từng người chứ chưa chắc đã khoái mấy vụ phiêu phiêu của anh em mình đâu (các cụ xem là chính mà).

    + Nếu có điều kiện bác mượn thêm ai một cái body cắm tele để chộp những khoảnh khắc, những nét làm ảnh tiêu điểm khi rửa (v/d: ánh mắt cô dâu, đôi tay khi trao nhẫn, mẹ chồng lúc xin dâu...). Còn cái body quen thuộc của bác thì cắm em tammy 17-50 của bác đã nói ở trên. Đây là body tác chiến cơ bản ở khu vực trong nhà, bên bàn tiệc...

    + Chuẩn bị nhiều thẻ (tối thiểu là 2 cái/body). Bắn không tiếc thẻ, hỏng xóa (vì ta không phải là pro )

    Kỹ thuật: Chắc bác cũng cứng tay rồi nên em không dám lạm nhiều về vụ này. Nhưng em có cái tip nhỏ là nên để khẩu độ, tốc độ an toàn, hạn chế tối đa rung lắc, kiểm soát dof cho tốt, vì đây là ảnh mang tính lưu niệm (5 người 10 ý) nên bác cứ rõ tuốt tuột cho em cũng chả sao (trừ mấy quả phiêu, đặc tả... mà em sẽ bổ sung thêm ở dưới).

    + Tinh thần: Mạnh dạn, bạo miệng, vui vẻ, hòa nhã với mọi người... Nếu gặp thế bí, sẵn sàng yêu cầu đối tượng setup lại để chụp. Quyết không bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng. Những đối tượng quan trọng phải rõ mặt.

    Tác chiến:
    + Mỗi đám cưới, mỗi gia đình, mỗi khu vực có các phong tục lễ nghi khác nhau. Bác nên tìm hiểu trước về cách tổ chức của gia đình để lên kế hoạch tác chiến, đến đâu chỉ việc phi vào vị trí chiến đấu thôi.
    Nếu là đám cưới bên lương thì thường diễn ra trong phạm vi gia đình, khách sạn (chỗ ăn)... Đám cưới bên đạo thì diễn ra trong phạm vi gia đình, nhà thờ, khách sạn (chỗ ăn)
    Thường diễn ra theo các bước sau mà bác không nên để quên, nhất là khi chỉ có 1 mình bác đi chụp (bỏ lỡ khoảnh khắc kỷ niệm của người ta thì không nên)

    - Bác bên nhà trai thì bác nên đến sớm từ lúc chuẩn bị sẽ biết được ai là chủ hôn, ai là người đi xin dâu. Phông màn ra sao...
    - Chuẩn bị tại nhà trai, các khâu sắp xếp, phân công - nhiều chi tiết hay.
    - Xe đến gần cửa nhà gái sẽ có 1 đoàn nhỏ, thường do mẹ chồng (hoặc bác, cô, dì...) vào trước, cầm tráp nhỏ xin dâu. Nhớ lấy cảnh này, bác phải phi lên trước.
    - Đoạn này bác phiêu thêm cho em mấy em gái đi ăn cưới mặt mũi rạng rỡ, vui tươi, các cháu nhỏ tinh nghịch + bóng bay.v.v... đoạn này cũng dễ ăn tiền.
    - Đoàn xếp hàng vào xin dâu, mấy vụ tay bắt mặt mừng, cảm ơn, bác chú ý cho em khoảnh khắc nào ngon thì bắn.
    - Đoạn này bác mạnh dạn phi trước vào phòng cô dâu, bắn mấy quả trang điểm, tô mắt, kẻ my, dậm phấn.... nếu tiện. Rồi lui ra phòng khách để chuẩn bị cho những cảnh tiếp.
    - Chú dễ ngồi trước phông nhà gái chờ cô dâu ra... hoặc cô dâu được chú rể đón xuống...
    - Sau đó là mấy vụ phát biểu (do chủ hôn hoặc đại diện nhà trai, nhà gái) - đây là các cụ, bác chú ý cho em mấy quả chân dung, đặc tả. Các cụ là phải rõ mặt mới được đấy.
    - Trao nhẫn.... Chú ý. Phiêu thêm một ít đặc tả tay cô dâu + nhẫn kim cương lóng lánh (nếu đẹp ).
    - Bố mẹ dặn dò con gái, có thể cómục tặng quà ngay lúc này, bác chú ý cho em rõ từng người hê hê (tặng quà mà không rõ thì chết).
    - Trong lúc này thì rào rào nói chuyện, bác có thể bắn tỉa thêm mấy quả chân dung, cô em gái, cậu em trai, người thân... bà mẹ vợ đang sụt sịt.... Mấy quả này rửa ra rất ăn tiền.
    - Cửa nhà cô dâu chắc có tý ảnh lưu niệm gia đình, bạn thân. Nếu chụp trong nhà bác lưu ý cho em cái phông (lấy đủ, đừng cắt tên, cắt chữ là tốt nhất). Nếu chụp ở cửa, sân công thì chú ý đứng gần vào khu vực chữ Hỷ đỏ. Ảnh lưu niệm gia đình bác nên sắp sếp theo kiểu CD, CR đứng giữa, thứ bậc mọi người trong gia đình lần lượt từ trong tâm ra ngoài, ông bà hoặc phụ huynh hai bên có thể kê ghế ngồi giữa.
    - Đón dâu, đỡ lên xe - Từ đoạn này trở đi bác cứ bám chặt lấy CD, CR cho em là ăn.
    - Về nhà trai thì lên lễ bàn thờ gia tiên - Chú ý phải có.
    - Tặng quà (thường là người thân - yêu cầu rõ mặt) nhẫn, vòng, dây, lắc... bác cứ bắn hết cho em.
    - Một ít ảnh lưu niệm cả gia đình, bạn bè thân... Bác nhớ khi bắn lấy hết cho em cả cái phông. Ở cửa thì chú ý tý khung cảnh (nên đứng gần khu vực logo chữ Hỷ đỏ) - chú ý sắp sếp người cho đẹp và phù hợp với tuổi tác, vị trí (như trên em đã nói).
    - Phòng cưới. Bác chú ý cho em quả bà bác (hoặc người nào có uy tín trong họ) trải chiếu (trải drap giường) - chi tiết này nhiều bà thích.
    - Ở nhà còn rậm rịch một lúc rồi mới ra khách sạn (chỗ ăn uống). Lúc này là lúc bác cò cưa, bắn phá, sáng tác tùy thích. Tập trung vào các em gái xinh tươi, các cháu nhỏ tinh nghịch.
    - Ra khách sạn, đón khách ở sảnh...
    - Tổ chức tiệc, phụ huynh phát biểu, rót rượu tháp, cắt bánh... Khi bắn bác cũng chú ý cho em cái phông.
    - Ca nhạc nếu có.
    - Đãi tiệc, bám sát từng bàn, mỗi bàn bác làm cho em 2-3 nháy cho cụ chắc. Nên sắp sếp mọi người cho đỡ lộ cộ. Vụ chơi ở bàn tiệc này khoai phết đấy, yêu cầu bác bình tĩnh, chú ý phải rõ đều mặt mọi người. Nếu bí quá thì bác cứ mạnh dạnh yêu cầu mọi người đứng về một phía, nâng ly (không che mặt) để bắn.
    - Lưu niệm, cả nhà, bạn bè, người thân ở cửa, sảnh....

    Nói chung một buổi chạy chụp ảnh cả ngày cho đám cưới khá là oải, mong bác giữ sức khỏe, đừng để đầu buổi nét căng, cuối buổi run lẩy bẩy là được, hehee

    Nói chung là chúc bác may mắn, tự tin, đám cưới diễn ra có thời tiết đẹp, môi trường ánh sáng tốt (ít bác máy quay video cầm đèn rọi hi hi


    BÍ QUYẾT CHỤP ẢNH CƯỚI ĐẸP


    BÍ QUYẾT CHỤP ẢNH CƯỚI ĐẸP BÍ QUYẾT CHỤP ẢNH CƯỚI ĐẸP
    Bạn có muốn mọi người trầm trồ khi chiêm ngưỡng cuốn album ảnh cưới của mình không? Dưới đây là một số cách chụp ảnh cưới giúp bạn đẹp và có phong cách hơn khi chụp ảnh cưới.
    1. Tuyệt chiêu của người mẫu chuyên nghiệp: Lưỡi chống phía sau răng hàm trước, có thể làm cho phần môi mọng hơn và khuôn mặt càng xinh hơn.

    2. Tại những phần không được gọn gàng trên khuôn mặt thì trang điểm bằng gam màu tối hơn để làm khuôn mặt thon gọn, đánh sáng vùng chữ T.
     

    3. Nếu là chụp ảnh kỷ niệm với bạn bè ở nơi tổ chức hôn lễ thì cố gắng để mặt ở vị trí phía sau người khác 1 chút, như vậy thì mặt bạn sẽ nhỏ đi.

    4. Không nên dùng phấn quá sáng và quá nhiều chuốt mi dạng nước. Như vậy sẽ làm cho mắt nhỏ đi. Nhưng son môi tốt nhất thì nên đánh bóng, sáng, như vậy lên ảnh sẽ rất tinh tế.
     
    5. Nên hướng ánh mắt ra xa xăm, có thể làm cho bức ảnh sống động hơn, hoặc là nghiêng đầu mỉm cười trong khi đấng phu quân thì thầm vào tai bạn, sẽ khiến hình ảnh của hai bạn rất đẹp và tình tứ, cố gắng đừng để ánh mắt hai người nhìn nhau vô hồn.
     
     

    6. Đầu hơi ngửa lên trên, mũi sẽ nhỏ đi chút xíu.

    7. Quan trọng nhất là tự tin rằng hôm nay mình là cô gái xinh đẹp nhất, đừng lo lắng mình thế này không xinh xắn, phải thoải mái, đầy tự tin mới có thể có được một bức ảnh cưới để đời.

    8. Cười mỉm là trạng thái ăn ảnh nhất, trong ảnh cưới tốt nhất đừng cười quá lớn, để tránh cho nếp nhăn ở hai mắt rõ hơn.
     
    9. Đứng tự nhiên, thẳng lưng, như vậy thì sẽ để lộ đường cong từ chân, cánh tay.
     
    10. Nên cầm đạo cụ trong tay, khuyên dùng những đóa hoa tươi nhiều màu sắc.

    11. Ánh nắng sẽ làm cho trang điểm nhìn mờ nhạt, do đó cần điều chỉnh, ánh nắng quá chói sẽ làm cho khuôn mặt có bóng, mắt cô dâu chú rể sẽ nheo lại, mất đi vẻ tự nhiên, cố gắng chụp vào ngày râm mát.

    12. Để mũi cao hơn so với ống kính 1 chút, có thể làm cho khuôn mặt đẹp hơn, giảm bóng dưới mắt.
     
    13. Bạn có thể chọn vài bộ áo cưới để làm sống động cuốn album của mình, nên mặc áo cưới có màu hơi tối. Áo cưới màu hồng hoặc màu không đủ sáng sẽ tôn lên nét tinh tế và dịu dàng của khuôn mặt, còn những áo cưới có màu sáng quá sẽ làm khuôn mặt to.

    14. Phần mặt và cổ là trọng điểm, khi chọn váy cưới thì cổ lá sen, cổ hở sẽ để lộ xương cổ hấp dẫn của người phụ nữ, rất phù hợp. Mà cổ hình chữ U cũng làm cho cổ và khuôn mặt dài hơn.. Váy cưới có nơ hình bướm trước cổ, ngực có tác dụng kéo dài và cải thiện cho khuôn mặt.

    15. Nếu bạn không biết nét xinh xắn nhất của mình thì phiền người chụp chụp ở nhiều góc độ, và chọn 1 tấm đẹp nhất.
     
    16. Bất luận là chụp gần hay xa hay là thay đổi tư thế thì tốt nhất là nên để nổi bật ngũ quan hay ưu điểm.

    17. Để mặt thanh tao hơn, bạn hãy hơi cúi xuống, mắt hơi nhìn lên trên thì sẽ có thần và nhìn to hơn.
     

    18. Trước khi chụp ảnh vài ngày không nên ăn thực phẩm có nhiệt lượng cao như bánh ga tô, bỏng ngô, đồ ăn quá cay để tránh tổn hại cho da. Uống nhiều nước (Nhưng nên tránh uống 3h trước khi chụp), ăn nhiều hoa quả giúp da bạn hấp thu dinh dưỡng, ngoài ra trà bí xanh, canh đỗ canh và cà chua đều có tác dụng giảm sưng cho khuôn mặt và lợi tiểu.
     
    19. Cố gắng hơi nghiêng 45 độ hoặc 65 độ, như vậy mặt sẽ nhỏ hơn, nét hơn.

    Nguồn tin: idolstudio.vn
  2. MẸO CHỤP ẢNH CƯỚI ĐẸP DƯỚI MƯA


    MẸO CHỤP ẢNH CƯỚI ĐẸP DƯỚI MƯA MẸO CHỤP ẢNH CƯỚI ĐẸP DƯỚI MƯA
    Trevor Dayley là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đặc biệt ưa thích du lịch và chụp ảnh khắp nơi trên thế giới. Ngoài thời gian chụp ảnh cưới, anh cũng cố gắng kết nối cộng đồng nhiếp ảnh gia và truyền đạt kinh nghiệm cho những người mới. VNA xin gởi đến bạn một số chia sẻ của anh cho việc chụp ảnh cưới đẹp dưới mưa.

    01. Chiếu đèn từ phía sau (back-light) những giọt mưa

    Cách tốt nhất để thể hiện vẻ đẹp của những giọt nước mưa trong bức ảnh là chiếu đèn từ phía sau Cô Dâu Chú Rể. Kỹ thuật này khiến chúng trông như những đốm sáng nhỏ khi được ánh sáng chiếu xuyên qua. Trevor thích sử dụng đèn flash, nhưng đèn pin hoặc ánh sáng mặt trời cũng có thể cho hiệu quả tương tự.
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-01

    02. Chuẩn bị những chiếc túi nhựa

    “Bộ máy ảnh, ống kính và đèn chiếu chuyên dụng thường được đảm bảo chống chịu được mọi điều kiện thời tiết, không có nghĩa bạn có thể bất cẩn trong việc bảo quản chúng. Dù sao đi nữa, tôi sẽ thích sử dụng những chiếc túi nhựa giá rẻ để bảo vệ những máy móc của tôi hơn là mang chúng đi sửa. Tôi thích trữ sẵn những chiếc túi nhựa có khóa kéo để đựng đèn chiếu khi đi ra ngoài (những chiếc túi cỡ lớn hơn sẽ hoàn hảo cho thân máy và ống kính) và cả một chiếc áo khoác chống thấm nước nữa.”

    03. Tìm kiếm hình ảnh phản chiếu từ vũng nước mưa

    Để chụp một bộ ảnh cưới dưới mưa, bạn nên cố gắng tận dụng những vũng nước để có được hình ảnh phản chiếu thú vị. Bức ảnh dưới đây đã được Trevor xử lý bằng cách đảo ngược để có được bức ảnh độc đáo, bạn thích không nào?
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-02

    04. Tăng độ nhạy ISO

    Trời mưa thường đồng nghĩa với những đám mây tối màu, vì vậy hãy bù trừ chúng bằng cách tăng độ nhạy ISO. Bạn có thể chỉnh ISO 200 khi chụp ngoại cảnh, nhưng trong trường hợp này, đừng ngại tăng ISO lên 800, thậm chí 1600. Nếu bạn sở hữu thân máy chuyên nghiệp như Canon 5D Mark III hoặc Nikon D4, hãy chỉnh ISO lên tận 3200.

    05. Mưa sẽ cho màu sắc tuyệt vời trong những bức ảnh

    “Một trong những điều tôi thích khi chụp ảnh dưới mưa là vì chúng luôn có màu sắc đậm đà. Xanh lá thì xanh hơn, xanh biển cũng thế, và thậm chí mặt đường ướt mưa cũng trông tuyệt đẹp.”
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-03

    06. Để ý tốc độ cửa chập (shutter speed)

    Nếu bạn không sử dụng đèn chiếu “bắt” những giọt mưa, hãy chắc rằng bạn đã chỉnh tốc độ cửa chập đủ nhanh để thực hiện điều tương tự. Con số có thể là 1/500 giây hoặc nhanh hơn.
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-04

    07. Đừng chỉ chụp ảnh với khẩu độ mở lớn (wide open apertures)

    Điều phổ biến hiện nay là nhiếp ảnh gia thường chụp ảnh cưới với khẩu độ mở thật lớn. Hãy nhớ rằng khi chụp ảnh dưới mưa, để “bắt” được càng nhiều những giọt nước mưa, bạn sẽ cần chiều sâu ảnh trường (depth of field – DOF) nhiều hơn. Vì vậy, đừng e ngại khi chụp ảnh ở f5.6 để đạt độ nét sâu hơn.
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-05

    08. Hãy lạc quan và chụp ảnh cưới đẹp thôi nào!

    Cô Dâu Chú Rể thường quan sát bạn để yên tâm rằng mọi việc đang đi đúng hướng. Họ sẽ rất nghe lời bạn, đặc biệt là những ngôn ngữ cử chỉ của bạn nữa. Thế nên hãy luôn giữ vững tinh thần để trấn an họ rằng bạn sẵn sàng chớp lấy mọi khoảnh khắc mà thiên nhiên ban tặng và sẽ cho ra những bức ảnh tuyệt vời.

    09. Tận dụng những mái hiên, vòm cổng hoặc bóng cây

    Thông thường, với những áp lực đến từ cơn mưa, chúng ta quên mất một số địa điểm có thể giúp chụp được ảnh mà không bị ướt quá nhiều.
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-06

    10. Sử dụng những chiếc ô to vừa để trang trí vừa có tác dụng phản quang

    Những chiếc ô không chỉ là vật trang trí xinh đẹp trong ảnh, mà còn giúp phản chiếu ánh sáng lên cặp đôi. Vì vậy đừng quên chuẩn bị thêm chiếc ô to (tốt nhất là màu trắng trơn) để hỗ trợ bạn khi cần.

    11. Kể câu chuyện Đám Cưới cùng những cơn mưa

    Đừng cố gắng kể một câu chuyện khác đi để tránh những cơn mưa bất chợt. Hãy bao gồm những lúc tiết trời tự nhiên đến và tận hưởng chúng.
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-07

    12. Khuyến khích cặp đôi tiếp tục những hoạt động như bình thường

    “Cô Dâu Chú Rể và gia đình họ thường mong chờ những lời khuyên của bạn trong ngày cưới. Tôi từng chụp một Đám Cưới dưới cơn mưa trút như thác nước. Khi tàn tiệc, trời vẫn còn đổ mưa và cặp đôi đã định hủy kế hoạch kết thúc buổi lễ bằng việc đi dưới những que pháo nhỏ. Tôi đã khuyến khích họ giữ nguyên ý định đó và rằng tôi rất muốn chụp được khoảnh khắc đặc biệt đó dù phải “tắm” mưa. Cuối cùng, chúng tôi tập hợp gia đình và bạn bè thân thiết lại, đốt pháo và xếp hàng như một “đường hầm”. Cặp đôi đi xuyên qua nó và chúng tôi có được bức ảnh lộng lẫy như vầy nè.”
    chụp-ảnh-cưới-đẹp-08
    Hi vọng rằng những gợi ý này sẽ giúp ích và cho bạn thêm tự tin khi bạn thấy dự báo thời tiết rằng trời sẽ mưa vào ngày hẹn chụp. Hãy thư giãn, chuẩn bị áo mưa, cười lên và tận hưởng nhũng trải nghiệm tuyệt vời khi chụp ảnh cưới đẹp cho khách hàng của bạn.

    Tác giả bài viết:
    Nguồn tin: weddingplanner
  3. 21 MẸO CHỤP ẢNH CƯỚI CHO NHIẾP ẢNH GIA KHỞI NGHIỆP


    21 MẸO CHỤP ẢNH CƯỚI CHO NHIẾP ẢNH GIA KHỞI NGHIỆP 21 MẸO CHỤP ẢNH CƯỚI CHO NHIẾP ẢNH GIA KHỞI NGHIỆP
    21 bí quyết chụp ảnh cưới dưới đây, đã được Darren Rowse – nhiếp ảnh gia và blogger nổi tiếng người Úc – chia sẻ từ chính kinh nghiệm của anh khi chụp ảnh cưới cho gia đình và bạn bè mình.

    1. Tạo một danh sách những kiểu ảnh mong muốn

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-01
    Điều quan trọng đầu tiên là đề nghị các cặp đôi suy nghĩ về những kiểu ảnh họ muốn được chụp và soạn thành một danh sách. Nhờ đó, bạn sẽ có thể kiểm tra lại để hạn chế thiếu sót hình ảnh. Đặc biệt là với loạt ảnh gia đình, hẳn bạn không muốn bỏ lỡ hình ảnh cặp đôi với ông bà họ!

    2. Tìm người phối hợp / giúp đỡ với những bức ảnh gia đình

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-02
    Loạt ảnh chụp với gia đình dường như là phần khó khăn nhất. Mọi người di chuyển khắp nơi và thường có trạng thái hưng phấn sau khi đã uống rượu bia. Bối cảnh sẽ rất hỗn loạn. Bạn thậm chí không thể phân biệt được những thành viên của gia đình, vì vậy, hãy nhờ Cô Dâu Chú Rể chọn ra một người có “vai vế” ở mỗi bên gia đình sẵn sàng đứng ra giúp đỡ bạn. Họ có thể tụ tập mọi người lại và hướng dẫn tạo hình vào trong khung ảnh. Bạn sẽ đỡ bối rối, còn cặp đôi nhân vật chính thì có thể tập trung hơn vào buổi tiệc.

    3. Khảo sát địa điểm

    Hãy đến trước để quan sát địa điểm chụp ảnh, bạn sẽ có ý tưởng về một số vị trí hoặc góc máy đẹp, cũng như biết về hướng ánh sáng (yếu tố có thể gọi là quan trọng nhất ảnh hướng đến quá trình chụp ảnh!)

    4. Chụp ảnh cưới – giai đoạn chuẩn bị là quan trọng nhất!

    Nhiều thứ có thể xảy ra ngoài ý muốn vào ngày hôm đó, nên bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng như phương án dự phòng (như khi gặp thời tiết xấu). Hãy đảm bảo pin được sạc đầy, thẻ nhớ hoàn toàn trống; hãy kiểm tra trước đường đi và thời gian để đến nơi; bạn cần nắm rõ toàn bộ lộ trình di chuyển để lên kế hoạch cho từng chặng đường hoặc khoảng thời gian sẽ diễn ra sự việc.
    Trong Đám Cưới, nếu bạn có thể tham dự buổi tổng duyệt thì sẽ giúp ích hơn cho buổi chụp chính thức. Vì qua đó bạn có thể tìm hiểu thông tin về những vị trí đặt máy cho góc chụp tốt, ánh sáng đèn và thứ tự của buổi lễ. Những điều biết trước luôn cho bạn lợi ích nhất định mà!

    5. Đặt ra kỳ vọng đối với Cô Dâu Chú Rể

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-03
    Hãy cho họ xem trước những bộ ảnh bạn từng chụp cũng như giải thích rõ về phong cách của bạn. Đồng thời, bạn nên tìm hiểu ý muốn của họ như số lượng ảnh mong muốn, những chi tiết cần chú trọng hoặc hình thức ảnh họ sẽ lấy sau đó. Cuối cùng, đừng quên thương lượng rõ ràng về các khoản chi phí!

    6. Tắt chế độ âm thanh của máy ảnh

    Những tiếng “bíp” suốt đoạn diễn văn (song thân “phát biểu đôi lời”) và các nghi thức trang trọng khác sẽ không hay ho gì, vì vậy, hãy tắt chế độ âm thanh của máy ảnh suốt buổi lễ.

    7. Chụp những chi tiết nhỏ nhặt

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-04
    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-05
    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-06
    Cặp nhẫn cưới, phần sau lưng váy, những đôi giày, các chi tiết trang trí hoa và bàn tiệc ..v.v.. sẽ giúp album ảnh cưới có thêm nhiều màu sắc mới mẻ hơn. Bạn có thể tham khảo những tạp chí cưới để tìm cảm hứng cho loạt ảnh này.

    8. Sử dụng hai máy ảnh

    Sử̉ dụng hai máy ảnh (nếu không có sở hữu cho riêng mình, hãy mượn hoặc thuê chúng!) và chuẩn bị hai ống kính (lens) khác nhau. Bạn nên chuẩn bị một ống zoom góc rộng (tiêu cự 24 – 35mm) cho những ảnh chụp bất ngờ tự nhiên trong không giạn hẹp (đặc biệt đối với giai đoạn chuẩn bị trang trí cho Tiệc Cưới); cùng một ống kính tele (tiêu cự 70 – 200mm).

    9. Cân nhắc tìm thêm một nhiếp ảnh gia nữa

    Việc có thêm một nhiếp ảnh gia chụp cùng bạn là phương án cực hay ho. Bạn sẽ ít phải di chuyển hơn, cũng như có sự phân chia việc chụp ảnh: một người phụ trách chụp bình thường khi mọi người tạo dáng, còn một người phụ trách “bắt” những khoảnh khắc tự nhiên. Rõ ràng, bạn sẽ giảm được áp lực phải chụp một mình tất cả những cảnh cần chụp.

    10. Táo bạo nhưng đừng gây khó chịu

    Sự rụt rè sẽ không giúp bạn có được một bức ảnh nào, vì vậy bạn cần phải kiên định và mạnh mẽ hướng dẫn những chủ thể khi chụp ảnh. Tuy nhiên, thời gian là điều quan trọng nhất và suy tính trước về những khoảnh khắc quan trọng là điều cần thiết để không làm gián đoạn buổi lễ. Bạn có thể di chuyển máy giữa những hoạt động của buổi lễ, như là lúc khách mời tham gia hát góp vui. Hãy chắc chắn về những khung ảnh bạn muốn chụp, và có thể táo bạo thực hiện chúng sau khi đã trao đổi ý kiến với Cô Dâu Chú Rể. Đôi lúc, nhiếp ảnh gia chính là người điều khiển buổi lễ (để có bộ ảnh đẹp); vì vậy, bạn cần cố gắng để mọi việc diễn ra thật tự nhiên.

    11. Học cách sử dụng ánh sáng khuếch tán

    Khả năng sử dụng đèn flash và khuếch tán ánh sáng là vô cùng quan trọng. Có nhiều không gian dù chuyên tổ chức Tiệc Cưới nhưng ánh sáng rất yếu. Nếu bạn được phép sử dụng đèn flash, hãy nghĩ về việc sử dụng nó cùng công cụ khuếch tán ánh sáng (flash diffuser) để làm giảm cường độ đèn flash khi cần. Ngược lại, nếu điều kiện không cho phép, hãy sử dụng ống kính với khẩu độ mở lớn kèm với việc tăng chỉ số ISO, bên cạnh đó những ống kính có chức năng chống rung hình ảnh sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

    12. Chụp ảnh bằng file RAW

    Nhiều người e ngại việc chụp ảnh bằng file RAW vì sẽ tốn công hơn trong khâu xử lý ảnh và chiếm dung lượng để lưu trữ. Tuy nhiên, Đám Cưới là dịp chỉ có một lần trong đời nên việc chỉnh sửa ảnh kỹ lưỡng sau khi chụp sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều. Những buổi Tiệc Cưới thường có hiệu ứng ánh sáng từ đèn gây khó khăn cho nhiếp ả̉nh gia; vì vậy, xử lý tình trạng phơi sáng cũng như cân bằng trắng là rất cần thiết. Định dạng file RAW sẽ giúp ích cho bạn đáng kể.

    13. Trưng bày hình ảnh vừa chụp ngay tại bàn đón khách

    Một trong những điểm tuyệt vời của công nghệ ảnh kỹ thuật số là khi chúng trở thành phương tiện truyền đạt thông tin ngay tức thời. Nhiều nhiếp ảnh gia hiện nay chọn cách trang bị một màn hình máy tính ngay tại bàn đón khách, và trình chiếu những bức ảnh vừa được chụp trước đó dướ́i dạng slideshow. Khách tham dự thường cảm thấy rất thích thú với sự sắp đặt này.

    14. Chọn khung nền cho ảnh

    Một thử thách cho giới chụp ảnh cưới là khách mời thường di chuyển khắp mọi nơi, và rất có thể họ sẽ đi vào vùng nền của ảnh (background) khi bạn đang ngắm chụp. Thường nên chuẩn bị sẵn một phông nền (backdrop) để khách mời thoải mái tạo dáng chụp ảnh cùng Cô Dâu Chú Rể. Nhưng lý tưởng hơn, nhiếp ảnh gia nên tìm kiếm những khoảng trống để tránh sự xuất hiện không mong muốn của bất kỳ ai.

    15. Đừng loại bỏ những bức ảnh bị lỗi

    Sự cám dỗ của kỹ thuật số là việc xem lại bộ ảnh đã chụp và xóa đi những bức ảnh không ưng ý. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bạn có thể “lỡ tay” xóa mất một số tấm thú vị mà bạn không ngờ đến. Hãy luôn nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể cắt ghép hoặc tác động hiệu ứng để biến chúng trông nghệ thuật và trừu tượng hơn. Biết đâu chúng có thể góp thêm phần hay ho cho quyển album ảnh cưới của Cô Dâu Chú Rể.

    16. Thay đổi góc nhìn

    Bạn nên cố gắng sáng tạo hơn trong lúc chụp. Phần lớn bộ ảnh sẽ có thể bao gồm những kiểu ảnh trang trọng và bình thường như mọi Đám Cưới khác, vì vậy, hãy pha trộn một chút nét mới lạ vào một vài bức  ảnh cưới độc đáo với việc chụp từ góc nhìn rất thấp, rất cao hoặc góc ảnh rộng hết mức có thể ..v.v..

    17. Những bức ảnh chụp toàn nhóm

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-07
    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-08
    Có thể bạn không tin, nhưng trong một số Đám Cưới với lượng khách mời giới hạn, nhiều nhiếp ảnh gia sẽ muốn chụp tất cả mọi người vào cùng một bức ảnh. Cách thực hiện là phải chụp từ trên cao, ví dụ như bạn có thể sử dụng thang hoặc đứng từ trên ban công, thậm chí từ mái nhà để chụp xuống. Điều tuyệt vời của những bức ảnh chụp từ trên cao là bạn sẽ lấy được khuôn mặt của tất cả mọi người vào trong một khung ảnh. Bạn cần “rủ rê” mọi người đến được chính xác địa điểm chụp, và thực hiện chụp nhanh trước khi ai đó di chuyển ra khỏi khung ảnh. Bí quyết ở đây là sắp xếp Cô Dâu Chú Rể đứng ở trung tâm, và nhờ một số người khác giúp đỡ trong việc tập hợp mọi người lại với nhau một cách trật tự vào đúng thời điểm chụp.

    18. Chụp ngược sáng / hắt sáng (fill flash)

    Khi chụp ảnh ngoài trời, bạn có thể luôn cần mang theo đèn flash hoặc tấm phản quang (hắt sáng). Bạn có thể chỉnh chế độ phơi sáng giảm một hoặc hai nấc khẩu độ, nhưng trong điều kiện ánh sáng ngược (đến từ phía sau chủ thể) hoặc thời gian giữa trưa khi có nhiều bóng đổ (shadow), chế độ chụp ngược sáng (fill flash) hoặc bù trừ ánh sáng là phương án tối ưu.

    19. Chế độ chụp liên tục (continuous shooting)

    Khả năng chụp nhiều ảnh với tốc độ nhanh là rất cần thiết vào Ngày Cưới, vì vậy hãy chuyển máy ảnh sang chế độ chụp liên tục. Đôi khi bức ảnh bạn chụp chỉ-vài-giây-sau-một-bức-ảnh-nghiêm-trang-chỉnh-tề, khi mọi người vừa mới thả lỏng cơ thể, lại là bức ảnh thật sự ghi lại khoảnh khắc đẹp tuyệt vời!

    20. Mong đợi điều-không-mong-đợi

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-09
    “Có rất chuyện sẽ không như ta dự tính, nhưng chúng có thể là phần tuyệt vời nhất trong ngày!” Khi Đám Cưới diễn ra, sẽ luôn có những chi tiết ngoài mong đợi. Ví dụ như việc chàng Phù Rể quên mang theo nhẫn, một cơn mưa “ghé thăm” vào cuối ngày, Chú Rể hoặc Cô Dâu chợt quên lời nguyện thề của họ, và vô số sự việc bất thình lình khác có thể xảy ra. Những giây phút này có thể khiến bạn (và họ) bối rối, nhưng chúng sẽ trở nên đáng nhớ trong tâm trí mọi người. Hãy cố gắng lưu giữ những khoảnh khắc đó để có được những bức ảnh thật sự vui vẻ và hài hước.

    21. Hãy cứ vui vẻ!

    bí-quyết-chụp-ảnh-cưới-10
    Đám Cưới là dịp để chúc mừng, vì thế hãy cứ vui vẻ! Nhiếp ảnh gia càng thoải mái, những bức ảnh sẽ càng đẹp. Cách tốt nhất khiến mọi người cười tươi khi chụp ảnh có thể là việc cho họ thấy nụ cười của chính bạn đó, nhiếp ảnh gia nghiệp dư!
    Tác giả bài viết:
    Nguồn tin: news.weddingplanner
  4. Bí quyết để tạo dáng chụp ảnh cưới đẹp

    Chuyên mục : Chụp ảnh cưới
    Bí quyết để tạo dáng chụp ảnh cưới đẹp Bí quyết để tạo dáng chụp ảnh cưới đẹp
    Khi chụp ảnh cưới, dù đã được ekip chụp ảnh lo từ a tới z, hay có bạn bè ủng hộ, hướng dẫn từ phía xa, cũng có khi người chụp ảnh thân thiện, chi tiết kiểu dáng cho bạn nhất, nhưng viếc quyết định ảnh cưới có lung linh, long lanh tự nhiên hay không vẫn quyết định đại đa phần là cách tạo dáng của bạn. Vậy phải làm sao để luôn có nụ cười tươi thật tự nhiên, và các kiểu dáng luôn mới mẻ không nhàm chán.

    1. Dùng chuyện hài hước

    Hãy chọc cười nhau bằng những câu chuyện hài hước, nhắc đến những kỉ niệm vui của 2 bạn hoặc có thể nhắc đến chuyện cười của đứa bạn để kể cho đôi phương nghe, cùng vui chung. Hoặc giả, có thể lí lắc phịa chuyện để chọc người bạn đời của bạn cười tít mắt, để buổi chụp ảnh cưới luôn tràn ngập tiếng cười, cả ekip đều vui, và mọi người sẽ có giây phút thư giãn ko mệt mỏi

    2. Thể hiện nhiều sắc thái biểu cảm

    Mỗi một tư thế tạo dáng của bạn, nhiếp ảnh gia thường chụp liên tiếp nhiều bức hình để lựa ra một bức đẹp nhất. Do đó, khi tạo được một thế đẹp rồi, thì bạn đừng có để một nét mặt cố định mà uổng phí cho dáng đẹp. Bạn hãy liên tục thể hiện các sắc thái: vui mừng, e ấp, hờn giận, âu yếm trên gương mặt để “thu hoạch” được bức ảnh đẹp nhất. Hoặc bạn có thể rửa liên tiếp các ảnh này thành một seri hình như một cuốn phim biểu diễn các sắc thái của cô dâu chú rể cũng là một ý tưởng thú vị
    bí quyết chụp ảnh cưới đẹp

    3. Giải lao cơ mặt

    Một số cô dâu chú rể, cứ đến cuối buổi chụp hình là không thể cười tươi được, có thể nói là “đơ như cây cơ”. Lúc này, nụ cười không có thần thái mà chỉ đơn giản là động tác cười gượng ép, dễ dàng nhận biết điều này nếu lúc đó có một ai bên cạnh đưa cho bạn 1 chiếc gương, bạn sẽ thấy nụ cười của bạn méo xẹo, như ai ép cưới.
    Để tránh tình trạng đó, bạn có thể nghĩ đế những kiểu lãng mạn, âu yếm, 2 bạn nhìn xa xăm, hoặc giả những nụ hôn bất tận để giải lao cho nụ cười tươi và cũng làm cho bộ ảnh thêm sống động với nhiều kiểu dáng

    4. Không gượng ép điều bạn không hình dung

    Thông thường, nhiếp ảnh gia sẽ tư vấn cho bạn một số tư thế chụp ảnh: bắt chéo chân qua, nghiêng người, đánh hông sang bên phải, tựa vào lưng chú rể…
    Khi thực hiện theo những lời đề nghị đó, bạn hãy hình dung đến kiểu dáng mà bạn nghĩ bạn biết và thực hiện nó như đang học hỏi một món ăn mới và phải thật sự nhiệt tình làm theo một cách nghiêm túc, ngoan ngoãn. Nếu bạn cảm thấy bạn đang gượng hay suýt ngã bổ vì tư thế đó thì chắc chắc, vào hình sẽ không ổn.
    Ví dụ: nếu nhiếp ảnh gia yêu cầu vuốt tóc cô dâu thì bạn hãy vuốt tóc như chỉ có hai người, nếu yêu cầu nhấc bổng cô dâu hay cõng cô dâu… thì bạn hãy làm thật chứ đừng nghĩ chỉ tạo dáng để chụp ảnh thì không tự nhiên chút nào cả.

    5. Không cần nhìn thẳng vào ống kính

    Những kiểu hình truyền thống thì bạn nên nhìn vào ống kính máy ảnh. Nhưng thay vì nhìn chằm chằm vào máy ảnh một cách căng thẳng đến đỏ con mắt ra, hay đại loại thô lố con mắt thì hãy hướng mắt về phía trên ống kính để cái nhìn của bạn trông tự nhiên hơn. ví dụ: nhìn tóc anh nhiếp ảnh, hay nhìn ngón tay ảnh đang nhấn máy
    Còn những bức chụp theo kiểu tự nhiên thì cô dâu và chú rể nên nhìn nhau hoặc cùng nhìn vào các phụ kiện như bó hoa cưới, nhẫn cưới, bong bóng hay chỉ cần đơn giản là cùng nhìn về một hướng. Tốt nhất là 1 trong 2 bạn nói vật đang nhìn phía trước, để người còn lại nhìn theo cùng 1 điểm, bên cạnh đó, có thể thảo luận về điểm đó 1 cách dí dỏm để có những phút giây vui vẻ nhất

    6. Ân cần chăm sóc nhau

    Dù gì thì 2 bạn sắp tới sẽ là của nhau, và toàn bộ ekip chụp ảnh cưới cho bạn cũng biết 2 bạn là của nhau, đừng ngại ngùng để tô điểm thêm cho điều đó, hay chăm sóc, yêu thương hay có thể nối, kết dính nhau như chỉ có 2 bạn trên thế giới này, nào là âu yếm, chăm sóc, vuốt ve….. Những hành động như thế sẽ biểu hiện cảm xúc thật và hạnh phúc nhất cho bộ ảnh cưới của bạn

     

    Nguồn tin: Dohoavn