Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Đánh giá ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR

Đánh giá ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR

 
Ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR với dải tiêu cự rộng từ 24-120mm giúp phục vụ tốt nhu cầu chụp ảnh phong cảnh và chân dung với bokeh đẹp mắt. Lens được trang bị hàng loạt các công nghệ mới của Nikon như motor lấy nét đời mới, thấu kính tráng phủ Nano, thấu kính ED cùng công nghệ chống rung giúp bức ảnh đạt chất lượng cao nhất.

Ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR
Trong khoảng tiêu cự từ 24mm-120mm thì ngoài Nikon AF-S 24-120 f/3.5-5.6 VR vẫn chưa có lens zoom nào thực sự tốt để đáp ứng nhu cầu cao của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Canon vẫn tự hào với ống kính Canon 24-105 L IS và tất nhiên, Nikon sẽ phải nâng cấp ống kính cũ của mình để cạnh tranh với đối thủ. 
Được ra mắt vào năm 2010 với khẩu f/4.0 không thay đổi khi điều chỉnh tiêu cự, ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR đã gây được chú ý với nhiều nhiếp ảnh gia. Vậy hãy xem khả năng của ống kính này trên dòng máy FX của Nikon. 
Ống kính Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR
Ống kính sử dụng công nghệ motor lấy nét trong giúp thấu kính đầu tin không hề chuyển động trong quá lấy nét nên có thể hoàn toàn sử dụng các loại kính lọc khác nhau mà không có vấn đề gì. Ngoài ra, motor AF-S cũng giúp việc lấy nét chính xác và êm ái. Lens cũng được trang bị chống rung thế hệ II hỗ trợ chụp dưới điều kiện cho phi 4 bước tốc độ màn chập. Và cũng như nhiều ống kính khác, có 2 chế độ là NormalActive để các bạn lựa chọn tùy hoàn cảnh chụp. 
Độ méo
Tại tiêu cự 24mm, hiện tượng méo hình là khá nặng và có thể dễ dàng nhận thấy. Tại các tiêu cự khác, độ méo của hình có giảm nhưng cũng không thật sự cho kết quả tốt ngay cả khi đẩy tiêu cự ra xa như 85mm hay 120mm. Rất may là các bạn có thể sửa hiện tượng này trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh. 
Độ cong của ống kính tại tiêu cự 24mm
​Độ cong của ống kính tại tiêu cự 50mm
​Độ cong của ống kính tại tiêu cự 120mm
Ảnh chụp tại tiêu cự 24mm, có thể dễ dạng nhận thấy hiện tượng méo hình trên các thân cây thẳng
Khi chụp tại tiêu cự 120mm, độ méo của hình giảm bớt đáng kể
Tối góc
Ngoài trừ tiêu cự 35mm và 50mm thì hiện tượng tối góc trên ảnh là khá dễ dàng nhận ra. Tại tiêu cự 24mm hiện tượng này khá nặng ngay cả khi khép khẩu xuống thấp hơn. Tại tiêu cự 85mm và 120mm phải khép khẩu xuống thấp f/5.6 thì hiện tượng này mới gần như mất hẳn. 
Biểu đồ hiện tượng tối góc trên lens.
Ảnh chụp tại tiêu cự 62mm, f/4, 1/1600s
Viền tím
Thật đáng tiếc khi hiện tượng trên lens khá nặng trên khắp các tiêu cự và khẩu độ. 
Hiện tượng viền tím trên lens
Hiện tượng viền tím dễ dàng gặp khi crop ảnh 
Hiện tượng viền tím dễ dàng gặp khi crop ảnh 
Độ nét
Điểm mạnh của Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR là cho chất lượng ảnh ở vùng trung tâm khá tốt tại tiêu cự 24mm, 35mm và 50mm. Vùng viền và góc ảnh cũng có kết quả tương đối tốt, và cũng như nhiều lens khác, khép khẩu xuống f/5.6 hay f/8.0 sẽ độ nét của ảnh ở vùng viền hay góc cạnh tăng đáng kể. Một điều đáng tiếc tại tiêu cự 120mm, chất lượng ảnh bị giảm hơn hẳn khi so sánh với các tiêu cự còn lại. 
Biểu đồ độ nét của lens trên các tiêu cự và khẩu độ khác nhau.
Ảnh chụp tại tiêu cự 58mm, f/8.0, 1/400s
Độ nét của lens khi crop ảnh 100%
Độ nét của lens không thực xuất sắc nhưng cũng dễ hiểu vì đây là lens zoom với dải tiêu cự dài. 
Bokeh
Bokeh của lens tất nhiên không thể mịn khi chup ở tiêu cự 24mm, đẩy tiêu cự đến 85mm hay 120mm sẽ cho bokeh khá mịn và đẹp. Nhờ 9 lá khẩu, bokeh của ánh đèn, lá cây,… khá tròn và đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lens để chụp chân dung thì không phải là một sự lựa chọn chính xác với bokeh như này. 
Bokeh của lens tại các vùng khác nhau, có thể thấy bokeh của các ánh đèn rất tròn trịa. 
Ảnh chụp tại tiêu cự 86mm, f/5.6, 1/400s
Kết luận
Nikon AF-S Nikkor 24-120mm f/4G ED VR là một ống kính zoom đa dụng khá hấp dẫn với độ nét cao. Tuy nhiên không được như mong đợi với một ống kính cao cấp vùng viền và góc cạnh của ảnh có kết quả kém hơn một chút. Ngoài ra hiện tượng méo hình ở dưới tiêu cự 35mm hay hiện tượng viền tím cũng cho thấy ống kính chưa thực sự đạt chất lượng cao về mặt quang học. 
Với những công nghệ mới nhất được sử dụng trên ống kính như motor lấy nét trong, motor AF-S, thấu kính tráng phủ Nano, thấu kính ED hay công nghệ chống rung thế hệ II thì giá thành cao cũng là một điều dễ hiểu. 
Ảnh chụp tại tiêu cự 68mm, f/6.3, 1/640s
Theo: Photozone
 
Tham khảo giá ống kính Nikon tại đây http://photoking.vn/product/lens_nikon/3/


Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S

Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S

Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI-S
Một trong những đặc điểm thu hút nhất của các máy ảnh Nikon SLR chính là ngàm ống kính F . Được giới thiệu lần đầu tiên với sự ra đời của Nikon F vào năm 1959 , cho đến ngày nay , Nikon F cùng Pentax K là hai ngàm ống kính duy nhất không bị các hãng sản xuất máy ảnh từ bỏ . Mặc dù vậy , trong quá trình phát triển , ngàm F cùng các ống kính của nó cũng đã được Nikon nâng cấp với các tính năng hiện đại , và không phải ống kính ngàm F nào cũng gắn lên được tất cả các thân máy ngàm F . Bài viết này sẽ trình bày cho bạn về thông tin cũng như là cách nhận biết các đời ống kính lấy nét tay ngàm F
 
Ngàm F nguyên thủy , hay còn gọi là non-AI , NAI hay Pre-AI





Là thế hệ ống kính Nikkor ngàm F đầu tiên , các ống kính non-AI được sản xuất từ năm 1959 cho đến năm 1977 . Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các ống non-AI là chúng chỉ có 1 hàng hiển thị khẩu độ ( so với 2 hàng với các ống AI , AI-S ) cùng với 1 đôi “tai thỏ” không có lỗ . Những ống kính ban đầu có sơn hàng chữ “Nippon Kogaku Japan” và có tiêu cự thể hiện bằng cm . Đến năm 1965 , thể hiện tiêu cự được thay bằng mm và đến năm 1971 thì “Nippon Kogaku Japan” được thay thế bằng “Nikon” . Năm 1974 , một thế hệ ống kính Nikkor có tên là đời K , vẫn là ngàm non-AI , nhưng có ngoại hình thay đổi với vòng lấy nét được bọc vỏ cao su . Lưu ý : nhiều thân máy Nikon đời sau không gắn được ống kính Non-AI . Nếu vẫn cố gắng gắn vào sẽ gây hư hỏng vĩnh viễn cho thân máy .


Ngàm AI và AI modified / AI’d





Ra mắt năm 1977 , ống kính AI ( viết tắt của Aperture Indexing - chỉ số khẩu độ ) được Nikon bổ sung một cái lằn trên vòng khẩu độ để thông báo khẩu độ đang dùng , cùng một cái ngạnh sau đuôi ống kính để thông báo khẩu độ lớn nhất cho bộ phận đo sáng trong thân máy . Ngoài ra, các ống kính AI còn có thêm một hàng hiển thị khẩu độ nhỏ , nằm sát đuôi ống kính , bên cạnh hàng hiển thị khẩu độ lớn thông thường , tổng cộng là 2 hàng hiển thị khẩu độ   Đôi tai thỏ cũng được đục lỗ để lấy ánh sáng vào hàng hiển thị khẩu độ thứ 2 . Một số ống kính non AI được chính hãng Nikon hoặc người dùng thông thường chuyển đổi sang ngàm AI . Những ống kính này được gọi là AI modifiled hay AI’d , khác biệt với ống AI nguyên bản ở chỗ nó không có cái ngạnh báo khẩu độ lớn nhất sau đuôi ống kính .


Ngàm AI-S và AI-P





Ra mắt năm 1981 , ống kính AI-S ( Aperture Indexing - Shutter ) cũng tương tự như các ống AI nhưng được Nikon bổ sung thêm một cái chỗ khuyết ( “móng ngựa” ) sau vành đuôi lens và có khẩu nhỏ nhất được sơn màu cam . Nikon gọi cái chỗ khuyết này là “ dấu hiệu nhận biết loại ống kính “ . Ống kính AI-S chỉ khác ống kính AI ở chỗ là nó có thao tác khép khẩu được tiêu chuẩn hóa , giúp cho tốc độ màn trập nhảy chính xác hơn trong chế độ chụp ưu tiên tốc độ hay chế độ Program . Một điều thú vị là , những ống kính Series E giá rẻ của Nikon ra đời đầu tiên năm 1979 cũng chính là những ống AI-S , chỉ khác chỗ là nó không có đôi tai thỏ . Những ống kính AI-S đời sau này cũng được Nikon loại bỏ luôn đôi tai thỏ . Một số ít ống kính AI-S , bao gồm 45mm 2.8P , 500mm 4.0P và 1200-1700mm 5.6-8.0P , được tích hợp CPU để có thể giao tiếp điện tử với thân máy , được gọi là ống AI-P . Các ống kính Zeiss ZF.2 và Voigtlander SL II cũng là ống kính AI-P . Ngoài ra , tất cả các ống kính Nikon AF ( lấy nét tự động ) đều là ống kính AI-S .


Tổng kết





Nhìn chung , các ống kính AI , AI’d , AI-S , Series E , AF đều có thể gắn và sử dụng bình thường với hầu hết các thân máy Nikon , film cũng như số . Các ống kính Non AI chỉ gắn và sử dụng tốt với các máy ảnh Nikon từ F3 ( 1980 ) trở về trước , với F4 ( 1988 ) và F5 ( 1996 - cần nâng cấp ) là ngoại lệ . Các thân máy Nikon số không có động cơ lấy nét tích hợp trong thân máy như D40/D40x/D60/D3x00/D5x00 có thể gắn được các ống kính Non AI , nhưng sẽ không có đo sáng .

Những ống Non AI và Series E đa số là single-coat ( chỉ có 1 lớp tráng phủ chống phản xạ ) . Một số ống non AI được sản xuất từ đầu những năm 70 , có ghi chữ C ( coat ) trong tên gọi , là multi-coat ( tráng phủ nhiều lớp ) . Các ống AI trở đi đều là Multi-coat . Theo thời gian , các ống kính Nikon đời càng mới có thiết kế vỏ ( build ) càng gọn nhẹ và tiện dụng , nhưng cũng kém bền và cho cảm giác sử dụng chán hơn .

Ký hiệu thông số trên ống kính máy ảnh

Ký hiệu thông số trên ống kính máy ảnh

Ý nghĩa các thông số trên ống kính (lens) máy ảnh

Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Ý nghĩa các thông số trên ống kính (lens) máy ảnh Ý nghĩa các thông số trên ống kính (lens) máy ảnh
Có quá nhiều thông số ghi trên ống kính đôi khi gây khó khăn cho những người mới làm quen với nhiếp ảnh. Để hiểu rõ thiết bị của mình thì bạn phải đọc được các thông số. Ngoài hai thông số chính trên ống kính là tiêu cự và khẩu độ thì mỗi hãng lại có các ký hiệu riêng cho ống kính của mình.

Ống kính Canon

F và EF-S

Ký hiệu EF và EF-S là kí hiệu của các ống kính Canon sử dụng ngàm (hay còn gọi là mount). EOS Electro-Focus được sử dụng từ năm 1987. Các ống kính EF dành cho dòng máy ảnh full-frame (5D, 5D MarkII), trong khi đó ký hiệu EF-S là các ống kính được thiết kế cho các máy ảnh có cảm biến nhỏ (crop 1.6x), chữ S có nghĩa là ống kính có tiêu cự ngắn short back focus. Các ống EF-S có phần đuôi nhô sâu hơn, do đó không thể gắn lên các máy full-frame. Các ống kính EF-S xuất hiện khoảng năm 2003 cùng với máy ảnh 300D và 20D. Nhiều ống kính EF-S - có chất lượng quang học rất tốt nhưng giá lại không cao, phù hợp với người dùng phổ thông.


L
Ký hiệu L thường được hiểu là Luxury - các ống kính cao cấp của Canon. Các ống kính L của Canon chính là niềm mơ ước của hầu hết các nhà nhiếp ảnh. Một ống kính L luôn có hiệu năng quang học tốt nhất ngay cả với các ống có phạm vi zoom rộng nhưEF 24-105mm F4 IS USM. Thiết kế của hầu hết các ống kính L có khả năng chống nước và bụi. Một số ống kính một tiêu cự (50mm f1.4) cho chất lượng ảnh cũng rất tốt nhưng thường bị bụi, trong khi đó các ống kinh zoom không L được Canon tối ưu để có trọng lượng nhẹ, chi phí thấp, nhưng chất lượng quang học không thể so với các ống kính L. Canon EF 24-105mm F4 IS USM

DO 

Viết tắt của Diffractive Optic, là công nghệ, quang sai (chromatic) ứng dụng trên ống kính Canon giúp giảm kích cỡ và trọng lượng ống kính. Tuy vậy, có rất ít ống kính của Canon có được kí hiệu này. Chất lượng quang học của các ống kính này không thể so với các ống kính L nhưng lại có giá tương đương các ống kính L.

IS
Viết tắt của Image Stabilizatio - công nghệ chống rung trên ống kính Canon được ứng dụng từ công nghệ của máy quay phim. Chống rung đặc biệt quan trọng với các ống kính tele có tiêu cự dài trên 100mm. IS cho phép bạn chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn mà không bị rung máy. Chức năng chống rung có thể thay thế bằng ISO cao và khẩu độ lớn, nhưng như vậy thì chất lượng ảnh sẽ giảm đáng kể.

USM

Viết tắt của UltraSonic Moto, công nghệ lấy nét siêu êm và siêu nhanh của Canon. Mọi ống kính của Canon điều có động cơ lấy nét bên trong, trong khi đó các ống kính khác có thể có hay không có động cơ lấy nét, một số ống kính của Nikon lấy nét bên trong thân máy. Các ống kính của Canon có thể tương thích với hầu hết các máy ảnh của hãng, đây là một lợi thế của người dùng Canon.Ống kính Nikon
VR – viết tắt của Vibration Reduction, là chức năng chống rung tương tự như IS của Canon.
ED – (Extra-low Dispersion). Ống kính có thêm thấu kính chống tán xạ đắt hơn các thấu kính thông thường nhằm giảm quang sai viền tím.

Ống kính Nikon

IF – (Internal Focus), chức năng lấy nét bên trong ống kính. Ống kính sẽ không thay đổi chiều dài khi bạn lấy nét.
DX – được thiết kế cho các ống kính có cảm biến nhỏ của Nikon, các ống kính này tương tự như ống kính EF-S của Canon và cũng không thể gắn lên các ống kính full-frame do hình ảnh tập trung không đủ lớn trên cảm biến full-frame.




 


FX – là các ống kính dành cho các máy full-frame của Nikon.
G - là các ống kính mới của Nikon, trên ống kính không có vòng chỉnh khẩu độ, do đó bạn phải chỉnh khẩu độ trên thân máy. Các ống kính G không hoạt động trên các thân máy cũ.
AF-S – có nghĩa là Silentwave Moto, là các ống kính có trang bị động cơ lấy nét siêu nhanh, tương tự như chức năng USM của Canon. Các ống kính AF-S hoạt động nhanh và không ồn.

Ống kính Tamron

VC – viết tắt của Vibration Compensation, ống kính có chức năng chống rung, chức năng cần thiết cho các ống kính zoom tele.

USD – (Ultrasonic Silent Drive), chỉ các ống kính có tốc độ lấy nét nhanh và êm khi làm việc.

 Di – (Digitally Integrated), là các ống kính được thiết kế tối ưu cho máy ảnh kỹ thuật số. Các thấu kính có lớp phủ đặc biệt và có thiết kế quang học đảm bảo độ sắc nét của ảnh trong toàn bộ khung hình. Các ống kính Di của Tamron còn tương thích tốt với các máy ảnh full-frame.

Di II – là bản nâng cấp của Di với các công nghệ mới hơn, giảm tối đa tình trạng tán sắc, tăng sắc nét ở các góc cạnh của ảnh và luôn đảm bảo hình ảnh được tập trung chính xác trên cảm biến.

XR- (Extra Refractive Index Glass), chỉ các ống kính có các thấu kính đặc biệt nhằm hạn chế tối đa khúc xạ ánh sáng, nhờ đó mà giảm được tình trạng quang sai, cải thiện chất lượng hình ảnh thu được.

Macro – chỉ các ống kính có khả năng chụp macro với khoảng cách lấy nét gần hơn so với các ống kính thông thường khác. Ngoài một số ống kính Macro chuyên dụng của Tamron thì có nhiều ống kính cũng có kí hiệu này.

SP – (Super Performance), có nghĩa là các ống kính có hiệu suất tốt của Tamron, trước đây các ống kính đạt một hay nhiều tiêu chuẩn sau của Tamron thì sẽ có chữ SP trên ống kính:
- Ống kính có độ sắc nét và tương phản tốt
- Tán sắc thấp
- Lấy nét trong IF (Internal focusing)
- Siêu macro
- Tiêu cự đặc biệt so với các ống kính khác.
- Khẩu độ lớn so với các ống kính khác.
Ngày nay các ống kính của Tamron khống chế được sự tán sắc khá tốt nên tiêu chuẩn tán sắc thấp không còn được mang kí hiệu SP nữa.

LD  (Low Dispersion) chỉ các ống kính được thiết kế để hạn chế sự tán sắc.

XLD – (Extra Low Dispersion), chỉ các ống kính có thấu kính được làm từ thủy tinh cao cấp nên ít bị tán sắc hơn so với các thấu kính LD. XDL tăng độ sắc nét giảm quang sai hiệu quả ở bất kỳ tiêu cự nào trong các ống kính zoom

ASL– (Aspherical), là ống kính có một hay nhiều lớp thấu kính đặc biệt, nhằm tập trung lấy nét chính xác trên cảm biến, ASL cho phép các ống zoom tele của hãng có chất lượng hình ảnh tốt hơn.IF – (Internal focusing), các ống kính lấy nét trong bằng cách thay đổi các thấu kính, không làm thay đổi chiều dài của ống kính

AD – (Anomalous Dispersion), ống kính có khả năng chống các trường hợp tán sắc bất thường, chức năng tương tự như LDnhưng chỉ hữu dụng khi ống kính bị tán sắc trong các trường hợp đặc biệt.

ZL – (Zoom Lock), chức năng khóa cố định zoom của ống kính

A/M - ống kính có thể chuyển chế độ lấy nét tay và tự động.

FEC – (Filter Effect Control) chức năng kiểm soát và tăng cường cho các kính lọc gắn trên ống kính. Được thiết kế để xoay bộ lọc và vị trí mong muốn ngay cả khi bạn gắn hood lên ống kính.
Ống kính Sigma

ASP - (Aspherical), là các ống kính có thấu kính được thiết kế đặc biệt, nhằm tăng chất lượng ống kính nhưng lại có thể giảm bớt nhiều thấu kính khác

APO – (Apochromatic), gồm các thấu kính có cấu tạo phức tạp nhằm đạt được chất lượng hình ảnh cao nhất, các ống kính APOcủa Sigma được thiết kế nhằm cải thiện hiệu suất, giảm trọng lượng và kích thước của ống kính.


OS – (Optical Stabilizer) chức năng chống rung quang học

HSM – (Hyper-Sonic Motor), là ống kính có các mô-tơ điều khiển bằng sóng siêu âm cho phép lấy nét nhanh chóng và không ồn

RF – (Rear Focus), ống kính được trang bị hệ thống lấy nét phía sau ống kính, nhằm lấy nét nhanh nhưng yên tĩnh.

IF- Lấy nét trong, ống kính không thay đổi độ dài khi lấy nét

EX – các ống kính có thiết kế bên ngoài chắc chắn với chất lượng quang học tốt.

DG – là các ống kính được thiết kế đặc biệt cho các máy ảnh số với góc rộng, khẩu độ lớn, phù hợp cho cả máy ảnh số có cảm biến nhỏ và máy ảnh full-frame

DC - cũng là ống kính được thiết kế cho các máy ảnh có cảm biến nhỏ, không sử dụng được trên máy ảnh full-frame.